Hành vi Cá voi minke


Trục trặc khi nghe tập tin âm thanh này? Xem hướng dẫn.
Một con cá voi minke đang xoay người

Cá voi minke thường thở từ ba đến năm lần trong khoảng thời gian ngắn trước khi "lặn sâu" trong 2 đến 20 phút. Việc lặn sâu được bắt đầu bằng việc uốn cong lưng rõ rệt. Tốc độ bơi tối đa của loài này được ước tính là 38 km/h (24 mph).

Di cư

Cả hai loài đều thực hiện các tuyến di cư theo mùa đến các cực vào mùa xuân và hướng tới vùng nhiệt đới vào mùa thu và mùa đông. Sự khác biệt về thời gian của các mùa có thể ngăn cản hai loài có quan hệ gần gũi với nhau khỏi việc giao phối chéo.[17] Một nghiên cứu nhận dạng ảnh dài hạn trên bờ biển British ColumbiaWashington cho thấy một số cá thể có thể di chuyển xa tới 424 km về phía bắc vào mùa xuân và 398 km về phía nam đến vùng nước ấm hơn vào mùa thu. Nhiều chi tiết cụ thể về sự di cư ở loài này vẫn chưa rõ ràng.[18]

Sinh sản

Thời gian mang thai của cá voi minke là mười tháng và cá voi con có kích thước từ 2,4 đến 2,8 m (7,9 đến 9,2 ft) khi mới sinh. Con non bú mẹ từ năm đến mười tháng. Mùa sinh sản của cá voi minke là mùa hè. Sự sinh sản được cho là diễn ra hai năm một lần.[19]

Thời điểm thụ thai và sinh con có sự khác biệt giữa các vùng.

Ở Bắc Đại Tây Dương, quá trình thụ thai diễn ra từ tháng 12 đến tháng 5 với cao điểm là tháng 2 còn quá trình sinh nở diễn ra từ tháng 10 đến tháng 3 với cao điểm là tháng 12. Ở Bắc Thái Bình Dương ngoài khơi Nhật Bản dường như có hai giai đoạn thụ thai, phần lớn diễn ra từ tháng 2 đến tháng 3 nhưng cũng có thể là từ tháng 8 đến tháng 9, trong khi đó việc sinh sản diễn ra từ tháng 12 đến tháng 1 và tháng 6 đến tháng 7. Ở các đàn cá tại biển Hoàng Hải, không diễn ra hiện tượng chia hai giai đoạn như trên mà chỉ ghi nhận việc thụ thai xảy ra từ tháng 7 đến tháng 9 và việc sinh sản từ tháng 5 đến tháng 6.

Ở Nam bán cầu, quá trình thụ thai diễn ra từ tháng 6 đến tháng 12 với đỉnh điểm là vào tháng 8 và tháng 9. Thời gian sinh sản cao điểm xảy ra từ tháng 7 đến tháng 8.[20]

Săn mồi

Việc cá voi sát thủ săn cá voi minke đã được ghi nhận nhiều.[21] Một nghiên cứu vào năm 1975 cho thấy 84% trong số 49 dạ dày của cá voi sát thủ đã ăn thịt cá voi minke.[22] Nghiên cứu xác cá voi minke sau khi chúng bị tấn công cho thấy cá voi sát thủ có xu hướng thích lưỡi và hàm dưới của cá voi minke. Cơ chế chống loài săn mồi của cá voi minke hoàn toàn là phản ứng bỏ chạy, vì khi cơ chế này thất bại thì không quan sát thấy có sự chống trả về mặt vật lý nào của cá voi minke đối với loài săn mồi.[23] Các cuộc rượt đuổi thường hướng về phía đại dương, mặc dù đã có ghi chép về việc cá voi minke vô tình bơi vào vùng nước nông, hẹp. Đã có hai trường hợp được ghi nhận về việc cá voi minke kết thúc cuộc rượt đuổi bằng cách ẩn nấp dưới thân tàu; tuy nhiên, cả hai trường hợp đều không thành công.[21]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cá voi minke https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC52372... https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC30086... https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC36372... https://doi.org/10.1186%2Fs12864-016-3416-5 https://doi.org/10.1093%2Foxfordjournals.molbev.a0... https://doi.org/10.1371%2Fjournal.pone.0015197 https://doi.org/10.1186%2F1471-2156-14-25 https://www.worldcat.org/issn/1471-2164 https://www.worldcat.org/oclc/7310574704 https://www.worldcat.org/oclc/62265494